Bí quyết xây dựng thương hiệu bằng kế hoạch kinh doanh
- 03 Th5 2018Trong thời kỳ các mô hình tổ chức luôn chuyển đổi, tầm quan trọng việc lên kế hoạch kinh doanh đã được ưu tiên hơn hẳn. Kế hoạch kinh doanh chính là hoa tiêu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra hiệu quả nhất.
Càng ngày, sự khốc liệt của ngành kinh doanh càng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn thành công, đều cần phải trở nên chuyên nghiệp hơn trong từng lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến mức độ tối ưu trong việc lập kế hoạch mà chỉ đưa ra các bản kế hoạch sơ sài và nhiều lỗ hổng vì chưa hiểu hết sự cần thiết của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh
Benjamin Franklin, một chính trị gia người Mỹ, đã từng nói “Failing to plan is planning to fail” (Không lập kế hoạch, thì sẽ thất bại). Câu nói này bao hàm tất cả các ý nghĩa của sự cần thiết trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Nếu như không tự mình tạo dựng ra một kế hoạch kinh doanh tốt và chi tiết, thì cho dù bạn có những ý tưởng to lớn và vĩ đại tới hơn người, bạn cũng rất khó thành công, thậm chí còn phải chịu thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm mười phần như dưới đây sẽ không chỉ là con thuyền đưa ý tưởng kinh doanh đến bến bờ hiện thực mà còn là hoa tiêu giúp bạn duy trì hướng đi đúng trong tương lai.
Hình thành ý tưởng từ đam mê
Dành thời gian cho bản thân để tìm ra ý tưởng phù hợp nhất với sở thích và đam mê là lời khuyên từ nhiều nhà kinh doanh đã có nhiều năm chinh chiến trên thương trường. Cho dù ý tưởng có điên rồ, nhưng nếu đi theo bản thảo được hoạch định rõ ràng, thì cũng đều có thể thành công. Bill Gates chính là một ví dụ điển hình. Bị nhiều người cùng thời cho là rồ dại khi bỏ học đại học để thành lập công ty, tuy nhiên, bằng quyết tâm và sự say mê cùng một đường hướng chiến lược hiệu quả, ngày nay, thế giới ai cũng đã biết đến sự thàng công của ông.
Làm thứ mình thích và đam mê – (Nguồn: Husky Tusky)
Tự đặt ra mục tiêu và thành quả
Không loại trừ kinh doanh, nếu bạn không có mục tiêu cụ thể để hướng đến khi thực hiện một công việc, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tương lai sắp tới vô cùng mờ ảo và mông lung, không xác định. Đặt ra cho mình đích đến cụ thể và ghi chúng vào bản kế hoạch để luôn tự nhắc nhở mình. Đường hướng và mục tiêu rõ ràng sẽ là động lực giúp bạn giữ vững tinh thần và đưa ra hướng giải quyết chính xác khi gặp trở ngại trên con đường hiện thực hóa ước mơ.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn kinh doanh thành công, cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường. Hiểu được thị trường đang có nhu cầu gì ở hiện tại, tổ chức nào có thể cạnh tranh với mình trong cũng lĩnh vực và phân khúc, ai là khách hàng của họ,.... bạn có thể thành công dễ dàng hơn khi có thể đáp ứng cho khách hàng những điều mà các tổ chức khác chưa có.
Trong trường hợp bạn không thể tự mình làm tốt công đoạn này, lời khuyên là nên tìm đến một cọng ty tư vấn – nơi có thể cung cấp cho bạn hầu hết các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của mình
Phân tích SWOT
Một kế hoạch kinh doanh toàn diện và hoàn chỉnh không thể thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ các yếu tố: Thế mạnh (Strengths), Yếu điểm (Weaknesses), Cơ hội (Oppportunities), Threats ( Nguy cơ). Có thể thấy, mục đích chính của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục cũng như tận dụng chúng như những công cụ và nền tảng hỗ trợ tuyệt vời cho những chiến lược có liên quan.
Kế hoạch kinh doanh không thể thiếu SWOT -– (Nguồn: Thrive Global)
Chọn mô hình tổ chức kinh doanh
Theo như Luật Doanh nghiệp được thông tin vào năm 2005 bạn sẽ phải chọn ra được loại hình kinh doanh phù hợp nhất trong số nhiều loại: tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần.... dựa vào các lợi thế và hạn chế đã tìm được từ kết quả phân tích SWOT ở phía trên.
Lên kế hoạch marketing
Dù cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn là vô cùng tốt, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Nhờ vào chiến lược marketing, bạn sẽ có thể lôi kéo khách hàng và đưa thương hiệu của mình đến với mọi người.
Bằng cách luôn giữ trong đầu câu hỏi : chiến lược marketing nào là phù hợp nhất với sản phẩm hiện tại? Không chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần phải nắm bắt được xu hướng đang nổi hiện tại để nhanh chóng cập nhật và áp dụng để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng. Và điều quan trọng nhất đối với mỗi chiến dịch marketing chính là: chúng ta xuất phát từ khách hàng, và kết thúc cũng là ở khách hàng.
Nguồn tài chính
Đối với một doanh nghiệp, nguồn tài chính là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn. Nếu bạn cần một nguồn lực tài chính từ bên ngoài, kế hoạch kinh doanh sẽ là công cụ giúp bạn quản lý chặt chẽ.
Tuy vậy, trong trường hợp bạn chỉ sử dụng nguồn lực cá nhân, thì việc lập ra một kế hoạch kinh doanh hoàn toàn không phải là việc vô ích, vì đơn giản, nó sẽ giúp bạn quản lỳ chi tiêu một cách hợp lí, cân đối giữa thu và chi, nhờ vậy có thể tiết kiệm chi phí cho nhiều khoảng cần thiết khác.
Tiết kiệm tài chính nhờ lên kế hoạch chi tiết – (Nguồn: Tạp chí Tài chính)
Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi, hãy luôn dự trù các phương án thay thế nhằm giữ tiến độ công việc ở mức tốt nhất có thể. Chắc chắn sẽ có những sai sót mà chí có khi áp dụng thực tiễn thì mới có thể nhìn thấy. Hãy liên tục cập nhật và chỉnh sửa các lỗi sai cũng như lỗ hổng trong bảng kế hoạch để trong lần áp dụng kế tiếp, chúng ta không còn phải đi lại vết xe đổ một lần nữa, từ đó tiến đường đến thành công sẽ thuận lợi hơn.
Để lên được một kế hoạch kinh doanh, trước hết bạn phải xác định được ý tưởng kinh doanh của mình là gì trước. Nếu chưa có ý tưởng, hãy tham khảo ngay các ý tưởng sau đây: Bắt đầu kinh doanh đồ handmade như thế nào? hay Khởi nghiệp ngay với 5 xu hướng kinh doanh đang được ưa chuộng.
Tags: kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh
M.T