Nắm bắt tâm lý khách hàng để chốt đơn hiệu quả

bởi EZWeb - 03 Th5 2018
Nắm bắt tâm lý khách hàng để chốt đơn hiệu quả

Tâm lý khách hàng khi mua hàng khá đa dạng, người ta thường bảo “khách hàng là thượng để” mà những thượng đế thì thật sự rất khó chiều, làm sao để hiệu được rõ tâm lý của khách hàng? Hãy xem qua bài viết bên dưới nhé

Nếu chúng ta nắm bắt được tâm lý của khách hàng, hiểu được khách hàng đang mong muốn những gì thì ta sẽ càng có nhiều cơ hội bán được sản phẩm cho khách hàng hơn trong thời đại cạnh tranh nhiều như hiện nay. Khách hàng có những dạng tâm lý nào và sẽ cư xử ra sao cần biết.

Điều này càng khó khăn hơn khi bạn bán hàng qua mạng, bạn không thể gặp trực tiếp khách hàng, do đó chủ shop online càng phải tinh nhanh và nhạy bén hơn trong những biểu hiện nhỏ nhất.

4 giai đoạn tâm lý khách hàng sẽ trải qua khi mua sản phẩm mà các chủ kinh doanh online cần nắm bắt

Giai đoạn 1: Nghi ngờ chất vấn

Đa số khách hàng không lựa chọn mua sản phẩm ngay từ đầu mà họ hay có thời gian để so sánh, cân nhắc giữa các món hàng với nhau hoặc với lựa chọn có nên mua sản phẩm này hay không hoặc giá tiền của sản phẩm này đã hợp lý hay chưa?

Một số doanh nghiệp hay cửa hàng thường bỏ giai đoạn này của khách hàng mà không biết rằng nó ảnh hưởng đến 50% quyết định mua sản phẩm. Khi khách hàng không nhận được phản hồi khi có câu hỏi, thanh toán quá phức tạp thì giai đoạn này bắt đầu xuất hiện…. Để tránh tâm lý này khiến khách hàng rời bỏ website của bạn, hãy lựa chọn một quyết sách thúc đẩy người mua và hãy đảm bảo với họ bạn sẽ xử lý kịp thời tất cả các vấn đề xuất hiện.

Để đập tan nghi ngờ và những sự so sánh trong tâm lý người mua là hãy chứng minh cho họ thấy sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh ở điểm nào bằng việc nắm bắt tâm lý khách hàng, tỏ ra khôn ngoan khi bình tĩnh giải quyết vấn đề và không cáu gắt để thể hiện sự tôn trọng đối tác.

Giai đoạn 2: Tìm hiểu/ Đánh giá

Sau khi khách hàng đã bắt đầu cảm thấy an tâm với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của bạn, một số khách hàng sẽ dẫn đến quyết định mua hàng ngay, còn một số khách hàng vẫn tự mình tìm hiểu xác thực nó, tìm kiếm tất cả các tư liệu, tin tức nhiều nhất có thể về sản phẩm hay đánh giá của mọi người về sản phẩm thông qua các công cụ tìm kiếm. Hãy sẵn sàng nhẫn nại, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng nếu như họ vẫn còn cảm thấy thắc mắc.

 Khách hàng, tâm lý khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng

Hãy cung cấp những thông tin cho khách hàng khi họ còn thắc mắc. (Nguồn:soniarujas)

Ngoài ra những đánh giá, feedback trên trang fanpage của sản phẩm cũng là một cách để giúp khách hàng đi đến quyết định mua hàng nhanh hơn. Nếu họ đọc được những đánh giá tích cực, họ sẽ dễ dàng cởi mở và tin tưởng sản phẩm của bạn nhiều hơn.

Giai đoạn 3: Thưởng thức

Sau khi quyết định lựa chọn mua sản phẩm, tâm lý khách hàng lúc này đang hưởng thu lợi ích và vui vẻ với việc mua sắm mang lại. Họ sẽ cố gắng nắm bắt tất cả những gì mà sản phẩm mua được mang lại, hi vọng trở thành chủ sản phẩm có kiến thức và sử dụng sản phẩm sao cho đem lại lợi ích tối đa cho bản thân. Thời gian này bạn đừng nên mất liên lạc với khách hàng, thay vào đó hãy thường xuyên gửi tin nhắn, inbox hay gửi mail cho khách hàng, hỏi thăm về tình hình chất lượng sản phẩm và độ thỏa mãn của họ là bước đi khôn khéo trong kinh doanh. Khách hàng sẽ cảm thấy ý kiến của họ được lắng nghe và sẵn sàng mua hàng trong những giai đoạn sau.

Khách hàng, tâm lý khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng

Giai đoạn thưởng thức việc mua sắm của khách hàng ( Nguồn : express )

Giai đoạn 4: Lặp lại quy trình mua hàng

Sản phẩm mua về sử dụng một thời gian đều không tránh khỏi hỏng hóc, dùng hết hoặc đã trở nên lỗi thời. Khách hàng bắt đầu cuống cuồng chạy khắp các cửa hàng online để tìm kiếm các sản phẩm mới thay thế. Họ tiến hành thăm dò các doanh nghiệp, nhãn mác hay các cửa hàng cung cấp phục vụ khác nhau để lựa chọn sản phẩm tốt nhất, thịnh hành nhất mà giá cả hợp lý giữa thị trường la liệt các mặt hàng được quảng cáo.

Bạn có thể áp dụng bằng việc hỏi liệu họ có cần một sản phẩm mới thay thế cái đã cũ hay đã hư hỏng không? Và giới thiệu một số sản phẩm mới ưu việt, mẫu mã đang thịnh hàng nhất của công ty nếu đối phương có nhu cầu. Đi trước khách hàng một bước là bước đi thông minh để gợi lại vị trí của mình trong tâm lý họ, và đối phương sẽ cảm thấy “Sao mình lại mất công tìm kiếm khắp các trang để mua một đồ dùng thay thế, trong khi cửa hàng này lại chào hàng có sẵn như thế này? Sản phẩm lần trước của họ cũng đảm bảo chất lượng đấy chứ?”.

Khách hàng, tâm lý khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng

Khách hàng sẽ mua lại sản phẩm nếu bạn nắm bắt tâm lý họ. (Nguồn:tapchitaichinh)

Trên đây là 4 bước tâm lý khách hàng khi mua hàng để bạn có thể hiểu rõ và dễ dàng hơn trong khâu tiếp cận và tư vấn của khách hàng. Để khách hàng chốt đơn cho một sản phẩm nào đó, đòi hỏi bạn phải chịu khó tư vấn, kiên trì để giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng là vô cùng cần thiết cho việc kinh doanh thành công. Nếu bạn mới bắt đầu khởi nghiệp, thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng rất quan trọng, bạn nên tham khảo 10 bài học kinh doanh dành cho người bắt đầu khởi nghiệp để có những khách hàng thân thiết sau này, đừng để mắc phải 7 lý do dẫn tới thất bại của người mới khởi nghiệp này

Tags: khách hàng, tâm lý khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng

T.C