Các bước tìm nguồn bán hàng

bởi EZWeb - 21 Th5 2018
Các bước tìm nguồn bán hàng

Nguồn hàng luôn là yếu tố quan trọng vì nó quyết định bạn có thành công không trong việc bán hàng. Nếu tìm được nguồn hàng tốt thì bạn có thể đảm bảo được chất lượng với khách hàng nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí. Không những vậy, việc tìm nguồn hàng còn giúp bạn trong việc bán hàng thuận lợi hơn nữa.

Nguồn hàng bán hàng là gì?

Hầu hết, người bán sử dụng một sự kết hợp của các phương pháp bao gồm: dropshipping, bán buôn, bán và sản xuất theo nhu cầu để tìm nguồn hàng bán hàng. Bạn có 3 cách chính tìm nguồn sản phẩm:

  • Tự làm sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Liên kết với nhà sản xuất hoặc người bán sỉ.
  • Dropshipping.

Khó đánh giá cách tìm nguồn sản phẩm nào tốt hơn hai cách còn lại nhưng có nhiều yếu tố để đánh giá xem cách nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Sản phẩm hoặc dịch vụ tự làm

Ngày nay, nhờ vào Internet, bạn có tầm nhìn rộng hơn để bán hàng thủ công và cũng có thể có được các kiến thức về việc tạo trang website bán hàng. Nhưng nếu bạn đang nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm của riêng mình, có một số yếu tố cần xem xét. Với sản phẩm hoặc dịch vụ tự làm bạn có toàn quyền kiểm soát thương hiệu của mình. Sản phẩm hoặc dịch vụ tự làm thường bắt đầu sản xuất với số lượng nhỏ để test thị trường, nhưng bạn cần hi sinh nhiều thời gian cho nó. Bạn sẽ luôn cần tư duy xem nên mở rộng quy bằng cách nào khi số lượng đơn hàng tăng vọt lên? Làm sao phát triển dòng sản phẩm mới vẫn duy trì tính cạnh tranh và mang lại giá trị, những điều mới mẻ cho khách hàng.

 bán hàng, website bán hàng, quan hệ bán hàng 
Các món sản phẩm tự làm hoặc dịch vụ do bạn tự mở luôn cần sự hi sinh về thời gian rất nhiều
(Nguồn: Muasi)

Bắt đầu nhiệm vụ sản xuất sản phẩm:

  • Nguồn nguyên – vật liệu sản xuất ra sản phẩm: Nó có thể bắt đầu từ thị trường địa phương, cửa hàng thủ công, đại lý bán lẻ, thậm chí từ gia đình hoặc bạn bè. Xác định được nguồn nguyên, vật liệu nơi bạn sẽ mua được chúng với số lượng lớn, và chi phí bao nhiêu.
  • Xác định hình thức giao – nhận hàng: Bạn muốn xài bưu điện truyền thống, hay thuê một dịch vụ vận chuyển như Giao hàng nhanh hay Giao hàng tiết kiệm khi nhận hàng?
  • Làm thế nào để hàng hóa sẵn sàng vận chuyển: Bạn nên đóng gói sản phẩm trước khi bắt đầu vận chuyển và tính toán khoản chi phí đội lên nếu có.
  • Tính toán thời gian sản xuất ra sản phẩm: Bạn nên biết chính xác mất bao lâu để tạo ra sản phẩm.
  • Cân nhắc lựa chọn nhà kho ở đâu: Bất cứ đâu có khoảng trống, thuận tiện cho việc đóng gói, vận chuyển hàng hóa cũng có thể trở thành nhà kho. Bạn có thể sửa sang lại nhà mình chuyển một phòng thành kho, thuê địa điểm hoặc sử dụng 3PL (vận chuyển theo hợp đồng – cách bạn đang làm việc với các đơn vị vận chuyển).
  • Mở rộng quy mô sản xuất: Giả định khi bạn quá phát triển, cần thuê một đơn vị gia công chuyên nghiệp hơn cho những đơn hàng sản xuất lớn xưởng bạn đang gia công có đáp ứng ngay nhu cầu đó?

Liên kết với nhà sản xuất hoặc đại lý bán sỉ – bán buôn

Hình thức nhập hàng từ nhà sản xuất hoặc đại lý rồi đem bán lẻ là cách cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Đồng nghĩa với việc bạn không tự làm sản phẩm cho mình, mà “bán thương mại” kiếm lời. Đây là cách tuyệt vời khi bạn không có sản phẩm riêng. Các mục cần xem xét:

  • Tìm nguồn hàng: Bạn cần mở rộng mạng lưới quan hệ bán hàng với các đại lý, người phân phối sản phẩm cho thương hiệu hoặc những người có xưởng sản xuất hoặc các chợ lớn. Ở Việt Nam, nguồn hàng phong phú nhất vẫn nằm ở hệ thống chợ truyền thống khắp Nam – Bắc.
  • Lập công ty: Bất kể bạn bán hàng ngành nghề nào, một khi đã quyết định làm việc trực tiếp với nhà sản xuất hoặc đại lý, bạn cần có hợp đồng và tư cách pháp nhân. Tất nhiên, một đại lý bán lẻ kiểu như tạp hóa tại nhà sẽ không cần giấy phép đăng ký bán hàng. Nhưng khi làm ăn quá nhỏ như thế, cơ hội bạn có được một chính sách nhập hàng với giá tốt là không cao. Nên cân nhắc!
  • Cân nhắc các đại lý: Điều này cần sự nhạy bén của một người bán hàng. Bạn có biết trên thị trường cùng một sản phẩm, nhưng giá buôn đầu vào rất khác nhau. Hãy chắc chắn rằng, mình đang làm việc với đại lý cấp 1

 bán hàng, website bán hàng, quan hệ bán hàng 
Lấy hàng từ các đại lý bán lẻ là một điều tuyệt vời nhưng bạn cần phải xem xét rất nhiều vấn đề 
liên quan trong lúc kinh doanh (Nguồn: MonaMedia)

  • Xem xét kỹ giá trị và điều khoản hợp đồng: Khi tìm nguồn hàng bán hàng online từ các nhà sản xuất và đại lý, bạn nên xem xét kỹ đến chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, quy định đổi trả hàng nếu có, hàng mẫu được nhận trước hay không?
  • Hợp đồng hợp tác cần quan tâm: Thời gian bắt đầu, kết thúc hợp đồng; số lượng đặt hàng tối thiểu là bao nhiêu, có hỗ trợ trưng bày hàng hóa, tiếp thị hay không?
  • Hãy cân nhắc các lưu ý nêu trên và bắt đầu làm việc với nhà sản xuất hoặc đại lý.

Các mối lấy hàng giá sỉ ở Việt Nam:

  • Lấy sỉ tại các chợ đầu mối như Ninh Hiệp, Đồng Xuân, An Đông.
  • Nhập lại từ các xưởng may lớn.
  • Mua trung gian qua các sàn thương mại điện từ lớn: Taobao, Alibaba.
  • Đánh hàng từ chợ đầu mối Trung Quốc.

Dropshipping

Dropshipping là hình thức trở thành đại lý bán hàng rất phổ biến. Bạn được xem như là một đại lý cho nhà sản xuất. Họ sẽ trả lại phần chiết khấu cho bạn khi bán được sản phẩm bằng hệ thống tiếp thị, marketing do bạn tự làm. Dropshipping bạn không cần lo đến các khâu quản lý kho, hàng tồn, đóng gói hoặc vận chuyển. Nhưng tỉ lệ cạnh tranh rất cao. Bởi cùng một mặt hàng, có quá nhiều người cùng làm dropshipper. Hình thức này có lợi nhuận cũng không cao, nên muốn đạt được 1 nguồn doanh thu ổn định, cao, bạn buộc phải bán nhiều hàng hơn. Các bước trở thành một dropshipper cũng trải qua các bước như khi bạn sản xuất sản phẩm:

 bán hàng, website bán hàng, quan hệ bán hàng 
Dropshipping khiến bạn được xem như là một đại lý cho nhà sản xuất và có nhiều bước

để đánh giá như khi bạn nhận hàng sỉ từ đại lý (Nguồn: nganhtonghop)

  • Lựa chọn mặt hàng.
  • Check điều khoản và thỏa thuận với nhà sản xuất.
  • Đánh giá khả năng bán của mặt hàng.
  • Chọn một kênh bán trên nền tảng thương mại điện tử và bắt đầu.
  • Liên tục tinh chỉnh tệp khách hàng và chiến dịch tiếp thị.

Các bạn cũng có thể xem qua các bài viết sau tại Ezweb để có thể có thêm các ý tưởng và kiến thức bán hàng giành cho chính bản thân mình để phát triển doanh nghiệp. Các bài viết như Các ý tưởng bán hàng mùa mưa và Mùa mưa bán hàng gì dễ sinh lời? có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc kinh doanh.

Tags: bán hàng, website bán hàng, quan hệ bán hàng

Shin