5 lỗi cơ bản thường gặp khi tạo 1 website bán hàng

bởi EZWeb - 04 Th5 2018
5 lỗi cơ bản thường gặp khi tạo 1 website bán hàng

Sự phát triển mạnh mẽ của internet mở ra nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh. Và một điều không thể thiếu là việc thiết kế website bán hàng để tăng hiệu quả tốt hơn. Với nhiều lợi ích cùng thói quen tiêu dùng đang ngày thay đổi của khách hàng, các website bán hàng đang dần phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, thực tế mỗi ngành nghề cũng như nhu cầu, hiểu biết của mỗi người kinh doanh về website là khác nhau nên trong quá trình xây dựng vẫn mắc phải nhiều lỗi. Mỗi ngày lượng khách hàng tìm đến bạn rất nhiều, nhưng website của bạn không đem lại hiệu quả thì bạn đang mất đi một lượng khách rất lớn. Hãy cùng theo dõi thông tin về những sai lầm cơ bản nhất trong quá trình xây dựng website bán hàng mà EZWeb đưa ra dưới đây.

5 lỗi cơ bản thường gặp khi tạo 1 website bán hàng

1. Website bán hàng thiếu thông tin sản phẩm

Có 1 điều EZWeb nghĩ bạn nên ghi nhớ: Nội dung là vua, nếu bạn muốn có được thành công với các website bán hàng của mình. Đặc biệt với 1 trang web bán sản phẩm như cách bạn đang làm. Nếu khách hàng mua hàng theo cách truyền thống, họ sẽ được nghe lời tư vấn từ chính bạn. Nhưng các đơn hàng trực tuyến, họ sẽ dựa vào nội dung mà bạn cung cấp để lựa chọn.

Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào những thông tin xoay quanh mục tiêu mà bạn đặt ra,ví dụ như tập trung vào sản phẩm, hay bạn đang kinh doanh 1 phần mềm hãy tập trung các thông tin liên quan xoay quanh phần mềm đó. Nếu không website bán hàng của bạn sẽ bị loãng, và khách hàng sẽ không cảm thấy rằng họ cần đến bạn.

2. Dùng quá nhiều thuật ngữ khó hiểu

Khách hàng không phải là 1 chuyên gia. Họ có nhu cầu và họ tìm đến bạn, và họ sẽ không tốn thời gian của mình để giải đáp “thuật ngữ” mà họ không hiểu. Đơn giản rằng, đối thủ cạnh tranh sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng thay bạn.

website bán hàng, thiết kế website bán hàng, xây dựng website bán hàng
Dùng quá nhiều thuật ngữ “cao siêu” khiến khách hàng khó hiểu và chán chường.
(Ảnh: Lifegiving)

Theo David Chen, CEO và đồng sáng lập của Y Combinator-backed startup Strikingly, khó khăn của hầu hết các chủ doanh nghiệp chính là việc hiểu quá nhiều về công ty của mình. “Chủ doanh nghiệp đang cố gắng kể hết mọi điều về mình cho khách hàng trong một thời gian ngắn, và kết quả cuối cùng là khách hàng không hiểu họ đang nói gì cả”, Chen nói. Thay vào đó, chủ doanh nghiệp hãy cố gắng gạn lọc ra những mục tiêu giá trị nhất của doanh nghiệp mình trong vòng một câu, học thuộc lòng chúng để có thể trình bày rõ ràng, súc tích với khách hàng của mình. Sau đó nếu có thời gian thì bạn có thể giải thích thêm.

3. Website bán hàng không có phiên bản điện thoại

Xu hướng tiêu dùng các thiết bị di động thông mình và quá trình tìm kiếm thông tin cũng như các đơn đặt hàng trên nền tảng này đang gia tăng. Một bộ phận không nhỏ người dùng thích và đang dần chuyển sang xu hướng này. Để tối ưu hóa website bán hàng của mình, bạn nên tối ưu giao diện trên nền tảng di động.

website bán hàng, thiết kế website bán hàng, xây dựng website bán hàng
Website bán hàng sẽ không chuyên nghiệp nếu thiếu phiên bản cho di động.
(Ảnh: Visual Pharm)

Một website bán hàng phiên bản di động tốt nên tương tự như một ứng dụng trên điện thoại. Người dùng có thể thao tác dễ dàng bằng cách lướt ngón tay thay vì nhấp chuột, động tác này thân thiện với điện thoại hơn. Trang web cũng nên có những điểm tương tác cố định, hiển thị rõ ràng để người sử dụng dễ dàng thao tác mà không phải phóng to và thu nhỏ màn hình.

4. Hình ảnh sản phẩm không đủ chuẩn

Với 1 website bán hàng, nên sử dụng hình ảnh là vuông và chất lượng ảnh càng lớn càng tốt. Điều đó sẽ không gây khó chịu cho khách khi phải căng mắt nhìn sản phẩm của bạn, và thấy khó chịu. Trong khi khách hàng không thể cầm nắm sản phẩm trước khi đặt hàng thì điều bạn cần làm là tăng trải nghiệm cho khách hàng. Hình ảnh sản phẩm quá nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả.

5. Khách hàng phải click quá nhiều trên website bán hàng

Người dùng trực tuyến ngày càng ít kiên nhẫn. Hầu hết các website đang buộc người sử dụng phải thao tác quá nhiều để đặt hàng hoặc thực hiện các giao dịch trực tuyến mà họ kiếm tìm. Mỗi cú click chuột đều tính là một hoạt động. Điều đó khiến họ khó chịu như việc đứng trước 1 mê cung mà không biết mình nên đi lối nào. Khi người ta bị sao nhãng bởi những hoạt động khác, họ sẽ không tiếp tục thực hiện các thao tác mà bạn muốn nữa.

website bán hàng, thiết kế website bán hàng, xây dựng website bán hàng
Click quá nhiều thứ trên trang bán hàng sẽ khiến khách hàng mệt mỏi và chán chường.
(Ảnh: theblabbermouthblog)

Các website bán hàng thu hút được lượng tương tác nhiều nhất chính là những trang giản tiện nhất. Lời khuyên ở đây là hãy quyết định những tương tác bạn muốn khách hàng thực hiện trên website như thực hiện cuộc gọi hay tìm địa chỉ nhà cung ứng, đặt chỗ… và thiết kế giao diện nhấn mạnh nút tương tác đó hơn các nút khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài sau để hiểu rõ hơn về cách tạo 1 website bán hàng chuyên nghiệp nhất: những sai lầm cơ bản của doanh nghiệp khi xây dựng website hoặc các ý tưởng giúp bạn kiếm tiền ngay trên website bán hàng online.

Tags: website bán hàng, thiết kế website bán hàng, xây dựng website bán hàng

Ny