Giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp
- 22 Th6 2018Tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên làm gì? Phương pháp nào giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí kinh doanh hiệu quả? Có rất nhiều giải pháp tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Song yêu cầu của việc sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp.
Giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp
1.Chiến lược kinh doanh
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đây chính là mục tiêu cần làm giúp đẩy nhanh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi có kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.
Chiến lược kinh doanh. (Ảnh: Bizlive)
Cách tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên đẩy mạnh các hình thức marketing online, nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu giảm chi phí hiệu quả luôn luôn áp dụng chính sách và kỹ năng Digital Marketing (truyền thông kỹ thuật số)
2.Chính sách kinh doanh
Cách tăng doanh thu hiệu quả doanh nghiệp nên lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể. Việc làm này, giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển kinh doanh mạng tăng lợi nhuận.
Một số chính sách kinh doanh cần nắm:
- Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
- Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
- Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán.
- Với chính sách phân phối: lựa chọn địa bàn bố trí mạng lưới phân phối phù hợp nhằm cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.
3.Cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu.
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình
tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. (Ảnh: chienluockinhdoanh)
Tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý. Phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích. Lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng. Với xúc tiến kinh doanh như vậy doanh nghiệp dễ dàng phát triển tốt hơn.
4.Lựa chọn phương thức thanh toán
Cách tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp nên phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
- Phương thức bán: bao gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Song việc lựa chọn phương thức bán hợp lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phương thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các dịch vụ sau bán hàng như: dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử dụng... thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
Lựa chọn phương thức thanh toán. (Ảnh: metech)
5.Các biện pháp hạ thấp của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí vì chi phí không hợp lý. Cách giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện.
Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay... Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ở mỗi doanh nghiệp và ngành kinh doanh khác nhau sẽ sử dụng những biện pháp nhằm hạ thấp chi phí theo đặc thù của doanh nghiệp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài sau: 3 mẹo vặt có ích cho website bán hàng của doanh nghiệp hoặc Vì sao doanh nghiệp nên tạo website bán hàng riêng?
Tags: kinh doanh, chi phí kinh doanh, kế hoạch kinh doanh
Ny