Vì sao bạn nên chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ?

bởi EZWeb - 11 Th5 2018
Vì sao bạn nên chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ?

Trước khi bắt đầu một chiến dịch gì đó, bạn nên chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt, một chiến dịch mà không có bản kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ thì được coi như làm việc không hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp.

Lý do bạn nên lập kế hoạch kinh doanh?

Kế hoạch kinh doanh là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này có thể bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing,..

Kế hoạch kinh doanh do các chủ doanh nghiệp hoặc các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hay những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Nội dung của kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao. Kế hoạch kinh doanh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

1. Để tìm kiếm nguồn vốn

Một bảng kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục được nhà tài trợ nếu hiện tại công ty bạn vẫn đang còn thiếu một khoản ngân sách hoặc đang trong những bước bắt đầu sự nghiệp và muốn kêu gọi cổ đông. Nhà tài trợ sẽ đánh giá cao những bản kế hoạch có nội dung tỉ mỉ hoặc thiết kế đẹp và chuyên nghiệp.

Bản kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, truyền đạt sứ mệnh và triển vọng của doanh nghiệp đến với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các bên có liên quan khác. Bản kế hoạch kinh doanh có thể giải quyết các giai đoạn tiếp theo trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Kế hoạch, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tốt

Bản kế hoạch tỉ mỉ sẽ giúp bạn kêu gọi nguồn vốn dễ dàng. (Nguồn: remixreading)

2. Để xác định mục tiêu kinh doanh

Khi kinh doanh ai cũng cần xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể để đặt cho mình những mục tiêu ngắn và dài hạn. Bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ nhắc nhở và giúp bạn bám sát hơn với mục tiêu kinh doanh ban đầu mà mình đặt ra. Có rất nhiều lựa chọn khi nói đến mục tiêu khởi nghiệp kinh doanh, bao gồm quy mô, vị trí… và tất nhiên cả lý do tồn tại. Bạn sẽ có thể xác định tất cả những điều này và nhiều khía cạnh kinh doanh khác trong bản kế hoạch kinh doanh. Bạn phải suy nghĩ thông qua tất cả các lĩnh vực hình thành nên ý tưởng chính cho đến những chi tiết nhỏ nhất.

3. Để dự đoán và loại trừ rủi ro

Xác định những chiến lược và chiến thuật cụ thể, bạn sẽ phát hiện ra những rủi ro có thể xảy ra cho kế hoạch của bạn, những điều có thể biến thành khủng hoảng nếu không được xử lý tốt. Những thương hiệu lớn khi bắt đầu một chiến dịch gì đó, họ đều chuẩn bị kĩ bản kế hoạch tỉ mỉ với hàng loạt những rủi ro có thể xảy ra và những phương án xử lý lúc đó hoặc xử lý ngay để rủi ro không gây ra tổn thất.

Tuy nhiên, thực tế là không có dự đoán hay dự báo nào thực sự là chắc chắn về tương lai. Điều tốt nhất bạn có thể làm là lên kế hoạch một cách logic và có hệ thống cố gắng để cho thấy những gì sẽ xảy ra nếu một kịch bản cụ thể diễn ra. Bạn sẽ sử dụng nghiên cứu, dự báo bán hàng, xu hướng thị trường và phân tích cạnh tranh của mình để đưa ra các dự đoán được suy nghĩ cặn kẽ về việc doanh nghiệp phát triển như thế nào

4. Để tính toán tài chính

Kế hoạch sẽ giúp bạn đưa ra cụ thể những gì cần chi trước khi bắt đầu kinh doanh. Xác định số vốn cụ thể và tính toán để mang đến những thành công trong tương lai. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn không chỉ đưa ra con số cần thiết mà còn cả cách phân bổ, dự đoán sử dụng và những hình thức sử dụng hợp lý. Dù bạn thuyết phục nhà đầu tư là những ngân hàng lớn hay chính  bạn bè, người thân của mình, hãy nhớ rằng, một bản kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết để bạn thành công trong việc đàm phán về tài chính.

Kế hoạch, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tốt

Tài chính cũng nên được tính toán cẩn thận trong kế hoạch. (Nguồn: prepsmarter)

5. Để xây dựng kế hoạch quảng bá

Nếu muốn kinh doanh tốt và hiệu quả thì kế hoạch quảng bá online và offline là hết sức quan trọng với công ty. Một kế hoạch với ý tưởng hay và độc đáo sẽ giúp doanh số bán hàng tăng vọt. Những điều hết sức đơn giản như việc khai trương hay giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng như thế nào, thông qua những kênh nào là hiệu quả và dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhiều hơn cũng nên được ghi chép tỉ mỉ để tăng doanh thu bán hàng.

Bạn sẽ chọn “thị trường mục tiêu”, chia thị trường số đông thành những tiểu thị trường, mỗi thị trường nhỏ có những đặc tính mua hàng đặc thù. Hãy chọn phân khúc thị trường mà bạn có dự định tiếp cận kinh doanh, xác định những đặc tính của chúng và đưa vào bản kế hoạch tiếp thị này.

Kế hoạch, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tốt

Chọn thị trường mục tiêu ( Nguồn : zippykid )

Bản kế hoạch kinh doanh tốt cũng phải phân tích kỹ lưỡng về những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng trong khu vực kinh doanh đã được chọn, như các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh là gì, cách thức tiếp thị và chi phí của họ như thế nào. Phân tích sự cạnh tranh và so sánh với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tầm quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh đối với một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang không có thói quen tạo bản kế hoạch kinh doanh hoặc tạo kế hoạch kinh doanh sơ sài thì hãy thay đổi ngay hôm nay để tạo thành một chiến dịch thật sự chuyên nghiệp và thành công! Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết một số mẹo để kinh doanh tốt sau khi đã có bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm Nắm bắt tâm lý khách hàng để chốt đơn hiệu quả và 7 bước xác định thị trường ngách

Tags: Kế hoạch, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tốt

T.C